Cách đọc thông số kỹ thuật xe nâng

Spread the love

Thông số kỹ thuật xe nâng hàng đối với những người trong nghề bán xe nâng là rất bình thường. Tuy nhiên, với những khách hàng lần đầu tiên muốn tìm hiểu về xe nâng thì lại không hề đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quan và hiểu được các thông số trên xe nâng.

Các thông số kỹ thuật xe nâng cơ bản

cách đọc thông số kỹ thuật xe nâng

Sức nâng hay Tải trọng nâng hàng ( Rated capacity) : thể hiện khả năng nâng được hàng là bao nhiêu kg. Thông số này sẽ thay đổi khi càng lên cao hoặc khi tâm tải trọng hàng càng lớn.

Tâm tải trọng ( Load center): là trọng tâm của hàng hóa.

  • Trọng tâm của hàng hóa là điểm trung bình phân bố theo tải trọng của hàng hóa.
  • Thông thường, hàng hóa được xếp trên Pallets thì tương đối đồng nhất, nghĩa là: Phân bố tải trọng đều trên toàn bộ Pallets. Thì trọng tâm của vật cần nâng thường nằm ở giữa.
  • Thông số này thay đổi tùy theo kích thước hàng hóa, hàng nâng càng dài thì tâm tải trọng càng lớn.
biểu đồ tâm tải trọng hàng trên xe nâng

Nhiên liệu sử dụng (Power mode): tùy từng loại xe có thể là dầu diesel, điện hoặc xăng, ga

Kiểu lái (Driving mode): có thể là ngồi lái hoặc đứng lái

Wheel base: chiều dài cơ sở của xe, tính từ tâm bánh trước tới tâm bánh sau

Tyre type: loại lốp dùng cho xe, có thể là lốp hơi (pneumatic) hoặc lốp đặc( solid).

Mast: khung nâng, tùy từng điều kiện mà lắp các loại khung khác nhau. Có loại khung tiêu chuẩn( Standard mast): 2 tầng nâng, 2 xylanh. Hoặc khung đóng hàng trong container( Wide view full free 2-stage mast; 3-stage mast)

Mast tilt angle, front/rear: góc nghiêng của khung nâng, được thực hiện bởi 2 xylanh nghiêng 2 bên.

Free lifting height( chiều cao nâng tự do): là khoảng cách mà khi nâng, kết cấu khung không thay đổi, đốt thứ 2 nằm trong lòng khung vẫn ở vị trí ban đầu. Thông số này rất quan trọng khi ta lựa chọn loại xe nâng để đóng hàng trong container( 02 hoặc 03 tầng hàng).

Max. lifting height ( chiều cao nâng lớn nhất): khả năng nâng cao lớn nhất của xe

Fork size: quy cách càng nâng hay nĩa nâng, bao gồm chiều dày, rộng và dài

Truck body length (fork excluded): chiều dài xe nâng không bao gồm càng

Truck body width: chiều rộng của xe

Turning radius: bán kính quay vòng

Right angle stacking aisle with pallet (Ast): khoảng cách cần để xe nâng có thể vừa nâng hàng trên pallet và vừa quay đầu vuông góc được

Thông số này đặc biệt quan trọng khi cần thiết kế khoảng cách lối đi, kệ kho khi muốn đầu tư các loại xe nâng điện đứng lái, reach truck..

Travelling speed: loaded/unloaded: Tốc độ di chuyển có tải và không tải

Lifting speed: loaded/unloaded, tốc độ nâng khi có tải và không tải

Gradeability: khả năng leo dốc, đơn vị tính là %

Ngoài ra với xe nâng điện chúng ta còn hay bắt gặp các thông số như:

  • Công suất mô tơ di chuyển
  • Công suất mô tơ nâng; hạ
  • Thông số bình ắc quy

Hoặc như các dòng xe nâng động cơ thì có :

  • Công suất động cơ/ Vòng quay
  • Mô men kéo.
  • Dung tích buồng đốt
  • Dung tích bình chứa nhiên liệu.

xem thêm: lốp xe nâng 3 tấn

Thông số xe nâng trên tấm ê tơ két thực tế

Với những doanh nghiệp chuyên nhập khẩu các máy móc thiết bị, đặc biệt là xe nâng thì việc phải làm hồ sơ để đăng kiểm xe nâng là việc rất thường xuyên.

Khi làm đăng kiểm hiện trường, đăng kiểm viên sẽ dựa vào các thông số kỹ thuật xe nâng được in trên tấm ê tơ két để phục vụ việc kiểm tra.

thông số xe nâng trên tấm e tơ két

Thường thì trên tấm ê tơ két sẽ có các thông số chính:

  • Model xe nâng, ký hiệu
  • Sức nâng
  • Công suất động cơ
  • Số khung
  • Năm sản xuất
  • Biểu đồ lực
  • Chiều cao nâng

(Hình ảnh minh họa ở trên là của 1 chiếc xe nâng heli 5 tấn)

Doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn và cần tư vấn về xe nâng. Hãy liên hệ đến công ty chúng tôi

CÔNG TY XE NÂNG BÌNH MINH – Đại lý phân phối độc quyền xe nâng hàng heli tại Việt Nam.

Hotline: 0988 146 390 – Mr An ( tư vấn 24/7)

Add Comment