Xe nâng sợi cho ngành công nghiệp dệt may

Spread the love

Xe nâng sợi bông, sợi vải là một thiết bị quan trọng không thể thiếu trong ngành dệt may. Nguyên liệu trong ngành dệt may có thể là tự nhiên hoặc tổng hợp từ các sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất.

Lịch sử hình thành của ngành công nghiệp dệt sợi

Dệt may là hoạt động có từ xa xưa của con người, Theo các nhà khảo cổ thì sợi lanh (flax) là nguyên liệu dệt may đầu tiên của con người. Sau đó sợi len xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà (Mésopotamia) và sợi bông (cotton) ở ven sông Indus (Ấn Độ), vải lanh phổ biến tại Ai Cập và miền Trung Mỹ. Con đường tơ lụa là nơi giao thương sản phẩm dệt may đầu tiên.

Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, Mãi đến giữa thế kỷ 18, với cuộc cách mạng kỹ nghệ bên Anh và sự ra đời của các máy dệt cơ khí hoá, chạy bằng hơi nước (steam loom),ngành dệt mới thật sự ra khỏi sản xuất thủ công để trở thành một kỹ nghệ.

Tuy nhiên, con người vẫn còn lệ thuộc vào thiên nhiên, và nhiều nhà khoa học ở Âu Châu tìm tòi cách làm ra một loại sợi nhân tạo có thể sản xuất hàng loạt, với giá rẻ.

Phải đợi đến năm 1884, một người Pháp, bá tước Hilaire Bernigaud de Chardonnet mới phát minh một cách chế tạo tơ nhân tạo, sau 6 năm nghiên cứu, song song với nhà khoa học Louis Pasteur, để tìm cách khắc phục các bệnh dịch tàn phá các cơ sở nuôi tằm.

Năm 1889, ông Chardonnet trưng bày tại Hội chợ triển lãm thế giới Paris một máy kéo sợi nhân tạo và những tấm lụanhân tạo đầu tiên.

Năm sau, ông khánh thành nhà máy sợi nhân tạo, bắt đầu sản xuất năm 1892. Nhưng lúc ấy các phương pháp chưa hoàn chỉnh và giá thành còn cao nên phải đợi đến đầu thế kỷ 20, việc sản xuất quần áo mới hoạt động với qui mô lớn và thành công nhờ sự phát hiện của sợi Nylon (1930) và sợi Polyester (1940).

cha đẻ ngành dệt may thế giới

Cha đẻ của sợi nhân tạo

máy kéo sợi

Máy kéo sợi

Sau thế kỷ thứ 20, ngành dệt may trở thành ngành sản xuất có quy mô lớn. Trong mảng sợi, Sợi Polyester đang vươn lên chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ sợi toàn cầu. Thị phần của sợi polyester trong tổng nhu cầu sợi toàn cầu đã tăng từ 25% (1980) lên 56% (2016), thay thế vị trí số 1 là sợi cotton trước kia.

Tại Việt Nam, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu rất lớn, là 1 trong những ngành chủ đạo hiện nay.

Lựa chọn xe nâng hàng cho ngành dệt may, sản xuất sợi tổng hợp

Xe nâng hàng góp phần thúc đẩy cho ngành sản xuất dệt may phát triển nhanh và mạnh hơn. Là một thiết bị được sử dụng phổ biến trong các nhà máy sản xuất, kho chứa hàng, thay thế sức lao động của con người. Chúng ta cùng tìm hiểu những loại xe nâng thông dụng cho ngành dệt may:

1.Xe nâng điện ngồi lái

xe nâng 2 tấn chạy điện

Đây là thiết bị nâng hạ hàng hóa phổ biến trong ngành công nghiệp dệt may. Xe nâng điện ngồi lái làm việc hiệu quả, di chuyển linh hoạt, xếp hàng hóa trong kho, xuất hàng, đóng hàng lên container. Đặc biệt giảm khả năng cháy nổ , khói bụi với môi trường sản xuất sợi.

2.Xe nâng lắp bộ kẹp vuông

xe-nâng-kẹp-bông-sợi-heli

Xe nâng kẹp vuông – bộ công tác Bale clamp với độ mở lớn, dịch chuyển sang 2 bên hoặc xoay 360 độ. Với tính năng hiện đại, tự động hóa cao giúp giảm sức lao động, tăng năng suất công việc.

3. Xe nâng càng chọc

xe nâng càng chọc

Với loại xe nâng này, các cuộn vải đã được đóng gói hoàn chỉnh. Xe được lắp bộ công tác Bar arm clamps, nâng vào bên trong cuộn vải với kích thước lớn.

Ngoài ra còn rất nhiều các loại xe nâng hàng phục vụ cho ngành dệt may, hãy liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn khi các bạn có nhu cầu.

 

Add Comment