Lựa chọn lốp xe nâng hàng

Spread the love

Lốp xe nâng hàng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống truyền động của xe nâng. Giúp xe di chuyển và làm việc được trong các điều kiện địa hình bằng phẳng hoặc địa hình phức tạp. Là một bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, chịu ma sát và bị hao mòn tự nhiên, dễ bị hỏng hóc và cần thay thế. Việc lựa chọn lốp xe nâng hàng phù hợp với loại xe nâng và tải trọng là một điều vô cùng quan trọng.

A.Cấu tạo lốp xe nâng hàng

1. Cấu tạo lốp tiêu chuẩn( bánh hơi) bao gồm:

cấu tạo lốp xe nâng

Tread – Gai lốp

  • Các gai lốp là phần bao ngoài cùng của lốp xe, và chỉ là một phần tiếp xúc với mặt đường giúp xe nâng bám đường và dễ dàng di chuyển.
  • Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của lốp, các hợp chất cao su áp dụng cho các mặt lốp sẽ được thay đổi để tùy chỉnh chống cắt, chịu nhiệt, chịu dầu.
  • Các mẫu gai lốp cũng có một ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của lốp.

 Sidewall – Hông lốp

  • Hông lốp là phần co giãn, giúp bảo vệ phần bên trong, khi có tải trọng sẽ bị nở ra.

Belt Plies – Lớp bố đỉnh

  • Lớp bố đỉnh được bố trí hướng tâm vượt trội so với kiểu lớp bố chéo nhau BIAS về cả tính năng và sự an toàn

Cord body – Lớp bố chính

  • Cấu tạo tương tự lớp bố đỉnh giúp lốp chịu được những tải trọng bất ngờ.

Inner liner – lớp lót cao su

  • Lớp lót cao su phía bên trong có tác dụng làm kín, chống nước và các vật liệu lỏng khác lọt vào. Ở phía trong dùng để chứa săm ( ruột xe ).

Beads – Tanh lốp

2. Cấu tạo bánh đặc trên xe nâng bao gồm:

cấu tạo bánh đặc

B. Phân loại lốp xe nâng

  • Theo chủng loại thì gồm có: Lốp hơi và lốp đặc.
  • Theo hãng sản xuất gồm: Xentra, Bridgestone, Yokohama, Deestone…
  • Theo kích thước bánh (lốp): 28*9-15, 6.50-10, 7.00-12, 5.00-9….

C. Kinh nghiệm lựa chọn lốp xe nâng hàng

Việc lựa chọn bánh xe nâng hàng HELI, cũng như các lốp xe nâng khác chúng tôi đưa ra những lời khuyên sau:

1. Dựa vào thiết diện ngang của lốp

  • Nếu chọn lốp xe nâng có thiết diện ngang lớn hơn sẽ tiếp xúc với mặt đường nhiều hơn, cho cảm giác lái tốt hơn nhưng xe tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn.
  • Ngược lại, lốp xe nâng thiết diện ngang nhỏ có phần tiếp xúc với mặt đường ít hơn nên tay lái nhẹ nhàng đồng thời tiết kiệm nhiên liệu.

2. Kích cỡ lốp xe nâng hàng

  • Sử dụng lốp xe nâng có đường kính lớn hơn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận của hệ thống treo.
  • Việc sử dụng loại lốp nhỏ hơn sẽ không đủ chịu tải và làm giảm độ bám đường, khiến hệ thống phanh chống bó cứng (ABS) hoạt động kém hiệu quả.

3. Theo hiệu quả công việc – chi phí đầu tư

  • Lốp hơi ( khí nén ): Với hiệu suất cao, tính linh hoạt cao, có giá thành đầu tư ban đầu rẻ.
  • Lốp đặc ( đúc nguyên khối ): Với hiệu suất làm việc cao, ít phải thay thế bảo dưỡng, độ bám đường ở những địa hình bằng phẳng tốt, giá thành đầu tư ban đầu lớn.
    Ví dụ: Địa hình bằng phẳng, nhiều vật sắc nhọn…–>Nên sử dụng bánh đặc.
    Địa hình gồ ghề, ít vật nhọn, sắc, góc cạnh…–> Nên sử dụng bánh hơi.

Add Comment